Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tiên tiến, hiệu quả

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đang trở thành điểm mấu chốt quan trọng trong ngành nuôi tôm. Biogency với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành nuôi trồng thủy sản, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con bài viết hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tiên tiến và hiệu quả theo quy trình nuôi nước từ đầu, tập trung vào việc áp dụng giải pháp sinh học nhằm kiểm soát chất lượng nước và khí độc trong suốt vụ nuôi.

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tiên tiến, hiệu quả

Những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nòng cốt để giúp mùa vụ bội thu

– Kỹ thuật lựa chọn con giống:

  • Lựa chọn giống tôm chất lượng cao: Chọn giống tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc tôm kháng bệnh theo từng thời điểm. Điển hình như mùa lạnh chọn loại tôm kháng với bệnh IHHNV…, mùa nắng nóng chọn tôm kháng với các loại bệnh về đường ruột, gan như EMS/AHPNS hoặc chọn tôm giống sạch bệnh kèm tốc độ tăng trưởng nhanh (đối với ao đảm bảo an toàn sinh học, ít phát sinh bệnh tật khi nuôi thì bà con thường chọn loại sạch bệnh). Bà con lưu ý phân biệt giữa tôm giống sạch bệnh và tôm giống kháng bệnh để có thể lựa chọn giống tôm phù hợp nhất với điều kiện nuôi nhé.
  • Xác định đúng lịch trình thả giống: Điều chỉnh lịch trình thả giống tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và nguồn nước và vụ thu hoạch để tận dụng tối đa cơ hội, theo dõi lịch thả giống khuyến cáo của trung tâm khuyến nông tại địa phương.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tiên tiến, hiệu quả
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tiên tiến: Chọn giống phù hợp và mua từ các trại uy tín.

– Kỹ thuật lựa chọn thức ăn:

  • Thức ăn và mật độ nuôi cũng là những yếu tố nằm trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bà con nên quan tâm và có sự lựa chọn phù hợp. Chọn lựa thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Hàm lượng đạm trong thức ăn chỉ nhu cầu thiết yếu, phải sử dụng thêm Vitamin, khoáng chất và các hàm lượng đa vi lượng cho sự phát triển của tôm trong mỗi thời kỳ. Đảm bảo tôm được nuôi đúng liều lượng, tránh tình trạng quá thức ăn gây ô nhiễm nước và tăng nguy cơ hình thành khí độc.
  • Tránh thả mật độ nuôi tôm quá dày trong thời kỳ diễn biến dịch bệnh phức tạp như hiện nay, tốt nhất mật độ vừa phải trong nuôi ao bạt công nghệ cao vào khoảng 150-170 con/m2.

– Kỹ thuật xử lý nguồn nước và môi trường nước trong quá trình nuôi:

Cần xác định môi trường nước là yếu tố quan trọng chỉ sau con giống, là môi trường sinh trưởng của tôm bao gồm 12 chỉ số quan trọng (pH, kiềm, oxy hòa tan, độ trong, độ cứng…). Bên cạnh những loại bệnh lây nhiễm từ môi trường, khí độc trong nước cao, các loại tảo độc, hiện tượng tảo tàn, phân tôm, thức ăn thừa cũng là các nguồn gây ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến tôm. Vì vậy, cần có một phương pháp tối ưu quản lý các thông số này, kiểm soát chúng từ nguồn gốc sinh ra, nuôi nước tốt thì nuôi tôm mới khỏe.

Áp dụng quy trình nuôi nước vào ao nuôi tôm

Quy trình nuôi nước ao tôm là quy trình nhằm kiểm soát nguồn gốc các vấn đề phát sinh trong môi trường nước ao gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên tôm. Làm sạch môi trường ý chỉ chúng ta đưa các chỉ số về khoảng phù hợp cho con tôm phát triển. Một số chỉ số quan trọng như: Chất lơ lửng, pH, độ kiềm, độ mặn, phèn, khuẩn, NH3/NH4, NO2, NO3…

Với mỗi chỉ số trên đều có một khoảng phù hợp riêng. Người nuôi không chỉ phải quan sát hàng ngày mà còn cần đo đạc ra con số một cách chính xác, nếu có điều kiện bà con hãy đầu tư thiết bị để đo đạc, học cách sử dụng, cách bảo quản thiết bị cũng như biết cân chỉnh thiết bị trước khi dùng nhé.

Dưới đây BIOGENCY giới thiệu đến bà con bộ sản phẩm sử dụng trong quy trình nuôi nước ao tôm được nhập khẩu nguyên đai, nguyên kiện từ Mỹ với công dụng cụ thể:

  • Vi sinh Microbe-Lift Aqua C: Trước khi thả tôm, dùng 100 ml/lần, tạt 3 ngày liên tiếp vào khoảng 6-10h sáng. Vi sinh này chứa những chủng quang hợp tạo màu trà trước khi thả nuôi và phân hủy các chất lợn cợn, lơ lửng, váng bọt trong những ngày nuôi tiếp theo. Sau khi thả tôm, duy trì nguồn nước tốt trong cả vụ với liều thấp 100ml/lần, cứ 3 ngày/lần.
  • Vi sinh Microbe-Lift Aqua N1: Dùng 100ml Aqua N1 cho 1000 m3 nước định kỳ 3 ngày/lần. Đây là loại vi sinh dạng lỏng duy nhất chứa 2 chủng NitrosomonasNitrobacter mà bà con có thể dùng để chuyển hóa khí độc NH3/NH4 về NO2 sau đó chu trình tiếp tục chuyển thành NO3. Với những liều duy trì từ đầu bằng phương pháp này, ao tôm của bà con sẽ ít xuất hiện khí độc NO2 nguy hiểm trong suốt quá trình nuôi.
  • Vi sinh Microbe-Lift Aqua SA: Đừng bỏ qua khí độc H2S dưới lớp bùn đáy ao nuôi khiến tôm mắc các bệnh đường ruột sau đó bỏ ăn, ốm yếu và thiệt hại số lượng lớn. Vi sinh Microbe-Lift Aqua SA trong trường hợp này có khả năng giúp bạt không bị đóng nhớt, xi phông không có mùi hôi và không bị đen nhờ khả năng phân hủy chất hữu cơ, giảm lượng chất ô nhiễm và khí độc sinh ra từ đáy ao.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tiên tiến, hiệu quả
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tiên tiến với bộ sản phẩm trong giải pháp nuôi nước được áp dụng tại thị trường.

Như bà con thấy, với bộ 3 sản phẩm trên thì trung bình 1 ao với diện tích 1000 m3 sẽ sử dụng những liều ban đầu thấp, sau đó tăng liều dùng lên phù hợp với từng thời gian nuôi. Theo tính toán và áp dụng của BIOGENCY cho các khách hàng thì tổng cộng bà con sẽ cần dùng 5 chai/loại cho 1 vụ, tổng chi phí 12-15 triệu đồng và đã có thể thay thế các sản phẩm khác.

Cần xử lý như thế nào nếu ao đang nuôi phát sinh khí độc trên >10mg/l?

Biogency có 1 sản phẩm với thành phần là các Enzyme chuyên xử lý khí độc với thời gian nhanh chóng, hạ khí độc khi thấy hiện tượng tôm nổi đầu. Enzym Bio-Choice Aqua khử nhanh khí độc NH3, NO2, H2S phát sinh từ quá trình phân hủy hữu cơ, các chất cặn bã bẩn trong nước. Áp dụng cho thấy khí độc NO2 từ 20mg/l đang rớt 20 – 30kg/ngày xuống 10mg/l và tôm hết rớt sau 2 ngày sử dụng. Bằng cách này bà con có thể cấp cứu tôm trước, sau đó tiếp tục xử lý bằng các phương pháp tiếp theo.

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tiên tiến, hiệu quả
Enzym Bio-Choice Aqua của nhà sản xuất Environmental Choices.,Inc (USA).

Ngoài ra để tránh tôm mắc các bệnh đường ruột khi ăn phải các chất lợn cợn, tảo độc, tảo tàn thì hỗ trợ sức khỏe đường ruột tôm là điều mà Biogency khuyến cáo bà con nên quan tâm tiếp theo.

Khi tảo trong ao quá nhiều, có thể giảm tảo bằng cách sử dụng vi sinh chuyên cắt tảo Microbe-Lift PBD không những là một cách hiệu quả an toàn mà chúng còn giúp phân hủy xác tảo tàn, làm sạch và ổn định môi trường nước. Hỗ trợ đường ruột tôm nhờ cung cấp lợi khuẩn Microbe-Lift DFM đồng thời phòng trị các bệnh liên quan đến đường ruột cho tôm, nhất là bệnh phân trắng, bệnh đứt ruột và rỗng ruột.

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tiên tiến, hiệu quả
Các lợi khuẩn có trong 1 gói men vi sinh Microbe-Lift DFM.

Để có được những vụ nuôi hiệu quả, việc tìm hiểu kỹ về các kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trước khi bắt tay vào nuôi là điều quan trọng mà bà con cần quan tâm. Với Biogency, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tiên tiến giúp giảm số lần thay nước là giải pháp mà Biogency tin rằng sẽ giúp ích cho bà con nuoi tôm, giúp bà con giảm được chi phí nuôi trồng và nâng cao chất lượng/sản lượng thu hoạch. Bà con quan tâm hãy liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị/cải tạo ao nuôi tôm để bước vào vụ nuôi mới hiệu quả