Bệnh đục cơ thường tồn tại trong khoảng thời gian khá dài, bắt đầu xuất hiện tôm thẻ chân trắng từ 10 ngày tuổi cho đến khi về cuối vụ, được bà con hay gọi là hiện tượng cong thân đục cơ. Khi tôm thẻ chân trắng bị đục cơ sẽ có tỷ lệ chết cao, gây nhiều thiệt hại cho người nuôi. Bà con nên quan sát, xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời khi phát hiện tôm thẻ chân trắng bị đục cơ để giảm thiểu thiệt hại.
Biểu hiện tôm thẻ chân trắng bị đục cơ
Khi bị bệnh, tôm có các biểu hiện như phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân, đuôi tôm cong về phía bụng, dùng tay không bẻ ra được và chết sau một thời gian nhiễm bệnh, tỷ lệ chết lên đến 40-60%.
Nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bị đục cơ và cách xử lý cho từng trường hợp cụ thể
– Tôm thẻ chân trắng bị đục cơ do vi-rút:
Một số trường hợp cho thấy tôm bị đục cơ là do ký sinh trùng vi bào tử trùng EHP (gây bệnh tôm chậm lớn) hoặc virut IMNV (gây bệnh hoại tử cơ) dấn đến.
Nói về bệnh do virut cho đến nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị mà chủ yếu vẫn áp dụng phòng bệnh tổng hợp từ đầu như không dùng tôm bố mẹ nhiễm bệnh trong các trại giống, làm tốt công tác cải tạo và quản lý tốt chỉ số môi trường nước ao, loại bỏ những tôm bệnh ra khỏi ao nuôi ngay khi phát hiện.
– Tôm thẻ chân trắng bị đục cơ do nhiệt độ môi trường tăng cao
Tôm thường bật cao, búng mạnh ra khỏi mặt nước khi ta lấy nhá lên xem tôm nếu gặp trời đang nắng nóng, nhiệt độ cao thì tôm có khả năng bị cong thân, đuôi uốn cong, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Khi trở lại ao chúng không tự duỗi ra được và chết.
Để hạn chế trình trạng này, bà con tránh kiểm tra nhá tôm vào lúc nắng gắt, nhiệt độ cao trong ngày. Tránh tắt quạt nước làm cho tôm bật lên mặt nước, nên duy trì quạt nước thường xuyên, ít nhất là 1 dàn quạt sục kể cả trong khi cho ăn. Xem thêm: Hướng dẫn canh nhá khi nuôi tôm đúng chuẩn
– Tôm thẻ chân trắng bị đục cơ do thiếu oxy hòa tan
Theo nghiên cứu từ phòng thí nghiệm Aquaculture Business Research Center của Đại học Kasetsart, Thái Lan cho rằng: Nếu DO > 4 mg/l, cơ thể tôm có màu sáng bình thường; còn thấp hơn thì tôm sẽ stress và cơ thể có xu hướng chuyển thành màu trắng/mờ đục. Nếu DO < 1,7 mg/l thì sẽ xảy ra hiện tượng nổi đầu và chết khi lột xác.
Do vậy, cần bố trí hệ thống quạt đầy đủ và phù hợp với diện tích ao. Vị trí đặt quạt nước để tạo được dòng chảy quy tụ chất thải vào giữa ao, làm đáy ao sạch, lượng oxy được khuyếch tán đều. Khi tắt/mở quạt cũng giữ duy trì DO dồi dào trong ao cung cấp đủ oxy cho tôm, tảo và vi sinh vật trong ao.
– Tôm thẻ chân trắng bị đục cơ do thiếu khoáng chất
Vi khoáng thiết yếu như Ca, Mg, P, Mn… quan trọng trong hình thành các sắc tố trong cơ thịt tôm. Nếu không cung cấp đủ làm tôm khó duỗi thẳng, lâu dần sẽ cong thân và đục cơ. Bà con cần cung cấp chất khoáng từ đầu trong quá trình nuôi.
– Tôm thẻ chân trắng bị đục cơ do sang ao hoặc thu tỉa
Khi có sự xáo trộn trong ao để làm những công tác như kéo lưới, thu tỉa, bắt tôm để sang ao… thì một phần tôm trong ao cũ sẽ bị sốc, cơ thịt của chúng sẽ trắng đục và hầu hết chết trong thời gian ngắn. Khi sang ao mới thỉnh thoảng tôm có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường, như màu cam hoặc đỏ hồng, nếu bị nhẹ có thể hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.
Biện pháp tốt nhất cần kiểm tra sức khỏe của tôm trước khi chuyển sang ao mới. Nếu bắt đầu chuyển tôm mà phát hiện thấy một vài con chuyển sang trắng đục thì nên tạm dừng. Lưu ý thêm là tùy từng mục đích sang ao là thu tỉa hay sang ao để xử lý khí độc mà chọn thời điểm tránh gây sốc cho tôm nhất.
Bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng hiện nay mặc dù ít thấy trên ao có độ mặn cao nhưng vẫn cần hiểu rõ, đề phòng và lưu ý đến chúng. Khi thấy dấu hiệu tôm bị đục cơ bà con kiểm tra lại 5 yếu tố trên, tìm ra đúng nguyên nhân và xử lý loại bệnh này. Nếu có bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Tôm bị sưng gan: Nguyên nhân và cách xử lý